Kem chống nắng là gì, cách đọc các chỉ số chống nắng

Kem chống nắng là gì, các chỉ số chống nắng bạn cần biết

Kem chống nắng là gì, các chỉ số chống nắng bạn cần biết

- Chống nắng là một trong những công đoạn quan trọng không thể bỏ qua trong quy trình chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em lại bỏ quên, để lại những hậu quả nặng nề cho làn da như: sạm, nám, tàn nhang, lão hóa, nổi mụn hay thậm chí là ung thư da. 
 
- Ngoài ra, cũng có những trường hợp muốn sử dụng sản phẩm bảo vệ da này nhưng lại không biết nên lựa chọn ra sao để phù hợp và đảm bảo hiệu quả chống nắng tốt nhất.
 
- Đó là lý do chúng tôi mang đến bài viết sau đây, giúp bạn tìm hiểu kem chống nắng là gì, công dụng ra sao, các chỉ số chống nắng cần biết thế nào. Tham khảo ngay, chắc chắn bạn sẽ tìm ra được những bí quyết hữu ích để bảo vệ làn da khỏe đẹp.
 
>>>> Xem thêm
 
 
 
 

1. Kem chống nắng là gì? Công dụng của kem chống nắng

 
- Ánh nắng mặt trời có chứa tia cực tím (UVA-UVB) có thể xuyên qua da, kích thích tăng hắc sắc tố melanin khiến làn da trở nên đen, sạm, hình thành các vấn đề da như nám, tàn nhang. Ngoài ra, tia cực tím còn có thể phá vỡ cấu trúc tế bào, khiến da mất nước, tiết nhiều dầu nhờn thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
 
Kem chống nắng là gì?
Kem chống nắng là gì?
 
- Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc che chắn làn da trước ánh nắng mặt trời, bạn cũng cần bôi kem chống nắng. Thành phần của sản phẩm này chứa các hoạt chất bảo vệ da khỏi những tác động đến từ tia cực tím. 
 
- Có hai 2 loại kem chống nắng là vật lý và hóa học được phân chia dựa trên thành phần và cách thức bảo vệ da.
 
>> Kem chống nắng vật lý
 
- Thành phần của loại kem chống nắng này chứa khoáng chất: titanium dioxide và zinc oxide. Chúng mang tới khả năng tạo thành một lớp màng ngăn cho da không tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím. Cụ thể là khi các tia UV chiếu tới làn da, lớp màng bảo vệ có tác dụng phản lại khiến chúng không có cơ hội xuyên qua da và ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong.
 
 
- Ưu điểm của loại kem này là có thể phát huy hiệu quả ngay sau khi bôi lên da. Thành phần khá lành tính, hạn chế tình trạng kích ứng, thích hợp cho da nhạy cảm. Thậm chí nó còn giúp làm dịu làn da đỏ rát do tiếp xúc lâu mới ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng vật lý cũng duy trì được hiệu quả khá lâu trên da mặt. 
 
- Tuy nhiên, chất kem của dòng sản phẩm này lại không có độ bám dễ bị trôi đi khi đổ mồ hôi nhiêu hoặc tiếp xúc với nước. Nó cũng khá đặc, dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khi bôi lên da tạo màu trắng bệch với một số cơ địa da ngăm không phù hợp cho lắm.
 
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
 
>> Kem chống nắng hóa học 
 
- Thành phần kem chống nắng hóa học chứa các chất hữu cơ như: avobenzone, octisalate, octinoxate và oxybenzone. Các hoạt chất này không “đẩy” tia cực tím ra như kem chống nắng vật lý mà hấp thụ luôn chúng và chuyển biến thành nhiệt lượng, giải phóng ra ngoài. 
 
- Chất kem cũng những sản phẩm này thường mỏng, dễ thẩm thấu, màu kem cũng không quá bật tone nên rất phù hợp sử dụng hàng ngày. Bên cạnh đó, những sản phẩm này thường được bổ sung thêm thành phần dưỡng ẩm, trị mụn nên phù hợp với khá nhiều loại da.
 
- Tuy nhiên, kem chống nắng hóa học cần được bôi trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15-30 phút để ngấm vào da. Ngoài ra, vì quá trình chuyển đổi có tạo ra nhiệt lượng nên làn da nhạy cảm dễ bị ửng đỏ. Các sản phẩm này cũng thường có chỉ số SPF cao cũng dễ dẫn tới kích ứng.
 

2. Các chỉ số kem chống nắng cần biết

 
- Chắc hẳn khi chọn mua một sản phẩm kem chống nắng bạn thường bắt gặp những chỉ số như SPF hay PA. Vậy những chỉ số này thể hiện điều gì?
 
>> Chỉ số SPF
 
- Chỉ số này được giải nghĩa là khả năng chống tia UVB dùng trong mỹ phẩm, nhất là kem chống nắng. SPF được tính dựa trên số giờ chống nắng cũng như tỷ lệ phần trăm khi bôi sản phẩm lên da. Theo đó, quy định 1 SPF sẽ giúp bảo vệ làn da trước tác động của tia UVB trong vòng 10 phút. 
 
Ý nghĩa của chỉ số SPF trên kem chống nắng
Ý nghĩa của chỉ số SPF trên kem chống nắng
 
- Con số này cũng chỉ có giá trị tương đối bởi vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời như: loại da, cường độ tia cực tím, loại sản phẩm,...
 
- Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, hãy dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15 trở lên. Và đừng quên bôi “tiếp sức” 2 giờ/ lần.
 
- Một số liệu rất hữu ích nữa là chỉ số SPF 15 chặn 93% tia UVB, SPF 30 chặn 97% tia UVB, và SPF 50 chặn 98% tia UVB (theo bệnh viện Da Liễu Trung Ương).  Bạn có thể dùng kem chống nắng SPF từ 15-50. 
 
>> Chỉ số PA
 
- PA (viết tắt của Protection Grade of UVA) được dùng để đo lường khả năng lọc tia UVA từ sản phẩm chống nắng khi bôi lên da. Một vài mức lọc tia UVA phổ biến như: PA++ khoảng 4 - 8 giờ, PA+++ 8 - 12 giờ, hoặc PA++++ hơn 16 giờ đồng hồ. 
 
- Khả năng chống tia UVA được đánh giá như sau:
 
Chỉ số PA trên kem chống nắng là gì?
Chỉ số PA trên kem chống nắng là gì?
 
+ PA+: khả năng chống tia UVA trung bình từ 40 - 50%
 
+ PA++: khả năng chống tia UVA khá từ 60 - 70%
 
+ PA+++: khả năng chống tia UVA tốt  lên đến 90% 
 
+ PA++++: khả năng chống tia UVA vô cùng tốt hơn 95%.
 
- Tuy nhiên, với một số bao bì sản phẩm không có ký hiệu PA thì thường thay thế bằng UVA - UVB, UVA/UVB hoặc UVA1, UVA. 
 
- Bên cạnh đó là các khái niệm như: “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum”, tức là độ quang phổ rộng vừa hạn chế tác hại của cả 2 tia UVA và UVB, đủ điều kiện bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG