Hướng dẫn các bước lấy nhân mụn bọc chính xác và an toàn
- Mụn cơm thường xuất hiện ở đâu và cách chữa trị mụn cơm hiệu quả nhất
- Nước xịt khoáng có tác dụng gì cho da mặt và dùng xịt khoáng như thế nào
- Thuốc bôi trị mụn Dalacin T có tốt không và giá bao nhiêu?
- Thuốc trị mụn acnotin 10 và 20 tốt không, uống bao lâu thì hết mụn?
- [HOT] Những cách chữa mụn đầu đen ở mũi đơn giản hiệu quả nhanh nhất
- Mụn bọc là một trong những loại mụn nguy hiểm nhất cần được xử lý và chăm sóc đúng cách để tránh làm cho vi khuẩn lây lan khiến tình trạng da nặng nề hơn.
- Vậy nặn mụn bọc đúng cách như thế nào để loại bỏ nhân mụn nhanh chóng, hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Nặn mụn chuẩn Y khoa 12 bước chỉ #95K + Quà Tặng hấp dẫn
>>>> Xem thêm
- Mụn bọc được biết đến là một thể nặng của mụn trứng cá, khá nguy hiểm, dễ để lại sẹo rỗ và vết thâm. Đây là loại mụn có nhân lớn, cứng hơn so với các loại mụn khác.
- Chúng chứa một lượng lớn ổ vi khuẩn bên trong nhân mụn, khi bị tác động có thể vỡ ra, khiến mụn lây lan.
- Nặn mụn bọc khi nhân chưa chín muồi, không chỉ là vỡ nốt mụn mà còn khiến làn da tổn thương, để lại hậu quả nghiêm trọng như sưng viêm thậm chí là nhiễm trùng.
- Vì vậy, bạn cần tham khảo cách nặn mụn bọc đúng cách dưới đây để chăm sóc làn da tốt nhất.
Xem xét tình trạng mụn trước khi nặn
1. Xem xét tình trạng mụn trước khi nặn mụn bọc đúng cách
- Trước khi nặn bất cứ loại mụn nào không loại trừ mụn bọc, bạn phải xác định xem liệu loại mụn này đã nặn được chưa. Bởi vì nếu nhân mụn chưa gom lại và sẵn sàng trồi ra khỏi bề mặt da thì khi bạn tác động vào sẽ gây tổn thương và làm lây lan vi khuẩn.
- Cách nặn mụn bọc đúng nhất là đợi cho đến khi mụn phát triển đến thời điểm cuối, già đi. Cồi mụn trồi lên với trung tâm nốt mụn là phần đầu khô và cứng lại.
- Lúc này bạn đã có thể lấy nhân mụn ra khỏi bề mặt mà không gây đau đớn, thương tổn, đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
- Ngoài ra, bạn còn nên chú ý đến mức độ mụn trên da mặt. Nếu làn da của bạn có quá nhiều mụn bọc với kích thước lớn và ăn sâu vào bên trong, mức độ nặng nề thì không nên tự ý lấy nhân mụn tại nhà.
- Thay vào đó hãy đến các trung tâm da liễu uy tín để được bác sĩ hướng dẫn và thực hiện nặn mụn bọc đúng cách.
- Với trường hợp da mặt bạn chỉ tồn tại một vài nốt mụn bọc thì bạn mới có thể xử lý tại nhà theo hướng dẫn sau đây.
2. Hướng dẫn cách nặn mụn bọc an toàn
- Để quá trình lấy nhân mụn bọc được tiến hành nhẹ nhàng, hiệu quả, không gây đau đớn và sưng viêm, bạn cần trải qua các công đoạn như sau:
2.1 Công đoạn chuẩn bị trước khi nặn mụn bọc
>> Giãn nở lỗ chân lông
- Trước khi nặn mụn, bạn nên xông hơi da mặt bằng nước nóng + nhỏ thêm một vài giọt tinh dầu thảo dược để giãn nở lỗ chân lông, dễ dàng loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ trên bề mặt da.
>> Làm sạch da mặt
- Sau khi xông hơi bạn nên tẩy tế bào chết, rửa sữa rửa mặt để làm sạch làn da, “dọn đường” sạch sẽ để quá trình nặn mụn bọc được diễn ra tốt nhất
>> Sát khuẩn làn da và dụng cụ nặn mụn
Không tiếp xúc trực tiếp tay lên nốt mụn bọc
- Trước khi lấy nhân mụn, bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng sát khuẩn. Nếu sử dụng dụng cụ nặn mụn (cây lễ mụn) thì nên nhúng qua dung dịch sát khuẩn y tế (povidine) và lau sạch bằng gạc. Bạn cũng nên dùng bông băng nhúng povidine và lau sạch nốt mụn trước khi nặn.
- Đây là công đoạn cực kỳ quan trọng, giúp nốt mụn tránh xa khỏi các vi khuẩn trên bề mặt hay các yếu tố bên ngoài có thể tấn công, gây nhiễm trùng vùng da mụn.
2.2 Công đoạn nặn mụn bọc
- Bạn có thể nặn mụn bọc bằng cách sử dụng tay và cây lễ mụn. Khi dùng tay, bạn nên quấn gạc y tế quanh ngón để vừa đảm bảo vô khuẩn vừa tạo bước đệm dịu nhẹ, khi tác động vào nốt mụn sẽ tránh tổn thương các vùng da xung quanh. Hoặc có thể đeo bao tay y tế trong khi nặn mụn bọc.
- Đầu tiên, bạn sử dụng đầu kim chích của cây lễ chích nhẹ vào trung tâm nốt mụn để tạo “cửa” cho cồi và mủ có lối để thoát ra ngoài.
- Bạn không nên lấy tay chà xát vào nốt mụn bởi có thể làm vết thương trở nên nặng nề hơn, kèm theo đó là cảm giác đau đớn, sưng tấy.
- Kế tiếp, hãy lấy hai ngón trỏ đè nhẹ lên vùng da xung quanh, cho đến khi mụn và mủ trồi hết ra ngoài. Bạn phải nặn hết sạch mủ và máu bên trong nốt mụn để phòng ngừa tái phát nhé!
2.3 Công đoạn sau khi nặn mụn bọc
- Sau khi đã lấy hết nhân mụn bọc ra ngoài, bạn cần phải sát khuẩn một lần nữa cho làn da. Tiếp tục lấy bông y tế nhúng povidine và lau sạch nốt mụn vừa nặn. Sau đó rửa mặt thật sạch với nước.
- Nếu sau khi nặn mụn, làn da bị sưng tấy, ửng đỏ, bạn có thể sử dụng một số loại mặt nạ giảm viêm, làm dịu như: yến mạch, tinh bột nghệ, mật ong...
Chăm sóc da thật kỹ sau khi nặn mụn bọc
- Bên cạnh đó, bạn cũng cần bảo vệ làn da thật tốt sau khi nặn mụn bằng cách chống nắng và áp dụng chế độ chăm sóc khoa học mỗi ngày. Chỉ có thể làn da mới tái tạo thật tốt và nhanh chóng khỏe mạnh hơn.
- Quy trình trên áp dụng cho bất cứ vùng da nào trên gương mặt, dù có là nặn mụn bọc ở mũi, má, trán, cằm,... Bạn có thể tham khảo và tiến hành ngay để loại bỏ mụn, mịn màng làn da.
- Đừng quên đến thăm khám tại bác sĩ da liễu nếu tình trạng mụn bọc có dấu hiệu ngày càng nặng nề nhé!
Dịch vụ tại Dr. Huê Clinic & Spa
- CÔNG NGHỆ TRẺ HÓA DA KHÔNG XÂM LẤN
- TRIỆT LÔNG TOÀN THÂN BẰNG CÔNG NGHỆ AFT
- TRỊ MỤN CHUYÊN SÂU THEO CHUẨN Y KHOA
- TRỊ NÁM - TÀN NHANG BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỨC
- CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU BẰNG CÔNG NGHỆ LASER PICOSURE
- LĂN KIM TẾ BÀO GỐC VÀ LĂN KIM NANO
- NÂNG CƠ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ MỸ ULTHER
- TẮM TRẮNG MỘC NHIÊN DA TRẮNG HỒNG TỰ NHIÊN