Viêm tai giữa ở bé sơ sinh có gây hại gì hay không

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh trẻ em có nguy hiểm không

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh trẻ em có nguy hiểm không

- Nếu ai đã từng làm mẹ hoặc quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bé thì chắc hẳn đã từng nghe đến căn bệnh viêm tai giữa. Đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, rất khó phát hiện và có thể gây ra những biến chứng khôn lường.
 
- Vì vậy, hãy trang bị ngay kiến thức về căn bệnh này là gì và viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh trẻ em có nguy hiểm không đồng thời tìm cách khắc phục kịp thời cho bé nhé!
 

1. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em là gì?

 
- Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh rất phổ biến, do virus tấn công hoặc do vi khuẩn tích tụ ở hòm tai thuộc khu vực tai giữa dẫn tới nhiễm trùng. 
 
- Căn bệnh này thường gặp nhất ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi vì vào giai đoạn này, cấu tạo của bội vòi nhĩ (gắn kết họng mũi và hòm tai) chưa phát triển hết còn ngắn rộng và nằm ngang. 
 
- Đó chính là lý do, chất lỏng từ cổ họng và tai ngoài dễ di chuyển vào tai giữa (nhất là khi trẻ đang bị cảm cúm, cảm lạnh). Chúng tích tụ tại đây tạo môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây ra nhiễm trùng với các biểu hiện như: sưng viêm, có mủ gây đau đớn.
 
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em là gì?
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em là gì?
 
- Ngoài ra, căn bệnh này trở nên phổ biến cũng còn do chăm sóc và vệ sinh vùng tai cho trẻ không đúng cách (để nước đọng vào tai sau khi tắm, không lấy ráy tai hoặc lấy không đúng, trẻ tự ý đưa các đồ lạ vào lỗ tai,....
 
- Thông thường, các dấu hiệu bị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em không quá rõ rệt, bạn có thể phát hiện nhờ các đặc điểm sau:
 
+ Trẻ bị sốt lên đến 39 độ mà mẹ chưa tìm ra nguyên nhân, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, không chịu ngủ.
 
+ Trẻ em lớn hơn thì than đau tai, không nghe rõ, thính lực giảm đi.
 
+ Một số trường hợp trẻ bị nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, lờ đờ.
 
+ Có chất dịch, mủ chảy ra từ tai hoặc có các mảng vảy đóng quanh khu vực tai do dịch, mủ chảy ra khô lại.
 

2. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em có nguy hiểm không?

 
- Như đã nói ở trên, đây là một bệnh rất dễ gặp, nó sẽ tự hết trong khoảng 3 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không được can thiệp và khắc phục kịp thời, rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
 
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em có nguy hiểm không?
 
- Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em thường trải qua 3 giai đoạn: cấp tính, có dịch tiết và mãn tính. Một khi chuyển qua giai đoạn mãn tính, phần tai giữa của trẻ sẽ chứa rất nhiều dịch với các ổ vi khuẩn nguy hiểm.
 
- Lúc này, viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe, dẫn tới điếc. Các hệ lụy kèm theo là rối loạn ngôn ngữ như: ngọng hoặc thậm chí là câm. Khả năng giao tiếp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng lâu dài về sau,
 
- Một số trường hợp viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh còn dẫn tới các biến chứng như: áp xe não, viêm màng não thậm chí là tê liệt dây thần kinh mặt, ảnh hưởng đến khả năng toàn bộ gương mặt của bé.
 

3. Cách xử lý viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em

 
- Nếu thấy các dấu hiệu của bệnh viêm tai giữa diễn ra trong thời gian dài, không hề thuyên giảm mà còn có khả năng nặng nề hơn thì bạn nên đưa ngay trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị.
 
- Bác sĩ có thể cho uống thuốc kháng sinh hoặc dùng có thủ thuật lấy hết dịch mủ ra ngoài tùy theo tình trạng bệnh. Đừng tự ý bôi hay cho bé uống bất cứ thuốc gì, bởi có thể làm mức độ trở nên nặng nề hơn.
 
- Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị viêm tai giữa như sau:
 
Cách xử lý viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Cách xử lý viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em
 
+ Vệ sinh tai-mũi-họng cho trẻ đúng cách
 
- Dùng tăm bông sạch nhẹ nhàng lau lỗ tai cho trẻ, nhưng đừng đưa vào quá sâu có thể làm tai tổn thương. Lau sạch phần dịch mủ chảy ra ngoài, không được bịt kín lỗ tai.
 
- Hút và rửa mũi cho trẻ thường xuyên, nhất là khi trẻ bị cảm, ho và có đờm. Vệ sinh miệng bằng thói quen rơ lưỡi, rửa miệng cho trẻ hàng ngày. 
 
+ Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng
 
- Với trẻ sơ sinh, cho trẻ bú nhiều hơn. Với trẻ lớn hơn, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước ép trái cây, nước lọc để tăng cường khả năng trao đổi chất và sức đề kháng.
 
+ Tránh cho bé khỏi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, nắng nóng,...
 
- Trên đây là một vài thông tin chi tiết để trả lời cho câu hỏi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh, trẻ em có nguy hiểm không. Bạn có thể tham khảo để phát hiện kịp thời và tìm cách khắc phục nhanh chóng nhằm giảm bớt mức độ nguy hiểm hay biến chứng mà căn bệnh này mang lại.
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG