[Tư Vấn] Trẻ sơ sinh hay uốn éo rặn đỏ mặt phải làm sao
- Làm thế nào để yêu xa không chán giữ cho mối tình bền vững và lâu dài
- [20 Dấu Hiệu] Làm sao để biết con trai thích mình hay không thích mình
- Cách nhắn tin gây ấn tượng với bạn trai không bị nhàm chán cực hay
- Trên da nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn là bị gì
- [TOP 99] Những kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt tròn và to mọi thời đại
- Trẻ sơ sinh nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thường có biểu hiện rặn đỏ mặt khiến mẹ vô cùng lo lắng, không biết có bị gì không và phải nên làm thế nào.
- Thấu hiểu những băn khoăn đó của chị em lần đầu làm mẹ, chúng tôi mang đến bài giải đáp trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt nên làm gì dưới đây. Hãy tham khảo ngay để biết thêm được nhiều thông tin cực kỳ hữu ích nhé!
1. Trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt vì sao?
- Nếu bạn phát hiện trẻ có dấu hiệu như: rặn đỏ mặt, gồng mình, vặn mình trong vài phút rồi lại thả lỏng. Sau đó một thời gian, bé lại lặp lại những thao tác này, trong khi vẫn phát triển, bú và ngủ bình thường. Thì bạn không cần quá lo lắng, đây có thể là những phản ứng sinh lý bình thường của trẻ.
Trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt vì sao?
- Bởi lúc này trẻ còn quá nhỏ, các bộ phận như cơ vòng bàng quang, cơ vòng hậu môn chưa được phát triển hoàn thiện. Đó là lý do trẻ phải vặn mình, hoặc rặn hết cỡ để điều chỉnh các bộ phận này hoạt động theo ý muốn.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sát việc bé gồng mình cũng có thể do quấn chăn, trang phục quá chật, bó sát tạo cảm giác khó chịu cho trẻ.
- Tuy nhiên, trẻ sơ sinh hay rặn đỏ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp phải vấn đề về cơ thể, vì vậy bạn cần quan sát thật kỹ. Giấc ngủ không ngon do chói sáng, quá nóng hoặc lạnh, ồn ào cũng khiến trẻ dễ cựa quậy, vặn mình hoặc rặn đỏ mặt.
- Nếu trẻ hay rặn đỏ mặt kèm theo các biểu hiện như quấy khóc, khó ngủ, không chịu bú và không tăng cân thì có thể bé đang bị thiếu dưỡng chất như: vitamin D, canxi.
- Ngoài ra, bạn cần chú ý đến việc trẻ dễ bị giật mình, nhạy cảm với tiếng động, có thể thở khò khè, nôn, thì thường là do các bệnh lý như trào ngược thức ăn từ dạ dày vào thực quản, viêm đường hô hấp thậm chí là bệnh lý về thần kinh.
2. Trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt nên làm gì
- Để khắc phục tình trạng này và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, các mẹ có thể thực hiện theo các lưu ý dưới đây
+ Vỗ về và đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ
Trẻ sơ sinh hay rặn đỏ mặt nên đảm bảo giấc ngủ ngon
- Trẻ sơ sinh chủ yếu ngủ và bú. Vì vậy, nếu một trong 2 yếu tố này bị ảnh hưởng, trẻ rất khó chịu. Đó chính là lý do khi trẻ rặn đỏ mặt hoặc vặn mình,... thì mẹ nên vuốt ve, dỗ dành hoặc hát ru để bé nhanh chóng qua mau cảm giác này.
- Mẹ cũng nên tìm cách để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ nhất. Hạn chế cho bé ngủ ở không gian quá ồn ào hoặc quá sáng sẽ làm bé chói mắt. Ngoài ra, hãy thường xuyên kiểm tra tã để chắc chắn rằng giấc ngủ của trẻ không bị làm phiền.
+ Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Nếu trẻ bú sữa mẹ bị nôn, ói ra sữa thì nên thay đổi cử bú, tư thế bú, không cho bé bú trong khi đang ngủ. Trẻ nhỏ hấp thu rất ít vì vậy mẹ không cho bé bú quá nhiều trong 1 lần mà chia ra từng bữa nhỏ cách nhau 2-3 giờ.
- Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị đói cũng dẫn tới cựa quậy, hay rặn đỏ mặt nên bạn hãy xem xét cho bé bú.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mẹ để không truyền sang sữa các hoạt chất có thể khiến bé táo bón, tiêu chảy dẫn tới tình trạng rặn đỏ mặt.
- Nếu trẻ đang bú sữa công thức hoặc đã ăn dặm thì nên lựa chọn các dưỡng chất phù hợp tránh làm cho vùng bụng của bé khó chịu. Hãy thêm vào một chút rau xanh để trẻ dễ tiêu hóa và nhớ là nghiền nhuyễn cho bé dễ ăn.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ hay rặn đỏ mặt
+ Cung cấp vitamin D cho trẻ bằng việc tắm nắng
- Tắm nắng là thói quen rất quan trọng để cung cấp vitamin D, canxi cho xương chắc khỏe và bé phát triển tốt hơn. Mẹ có thể cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi ngày vào khung giờ 6-8 giờ sáng hoặc sau 5 giờ chiều.
- Tránh cho bé ra ngoài ánh nắng vào khoảng 9 giờ - 4 giờ chiều bởi tia cực tím sẽ tổn thương đến làn da non nớt của trẻ sơ sinh.
- Ngoài ra, với những bé trên 3 tháng, mẹ có thể giảm sự khó chịu cho bé bằng việc massage nhẹ nhàng vùng bụng, lưng, tay, chân. Nên mặc cho bé trang phục thoải mái, không quấn chăn quá chặt.
- Một cách khác nữa đó là cần di dời sự chú ý của bé bằng việc chơi đồ chơi, trò chuyện sẽ giảm cảm giác khó chịu dẫn tới rặn đỏ mặt.
- Tuy nhiên, nếu tình trạng này xuất hiện liên tục, kéo dài cùng với các triệu chứng bất thường khác thì nên đem trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh.
- Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã an tâm được phần nào và tìm ra phương pháp xử lý khi trẻ sơ sinh hay rặn đỏ để chăm và nuôi dưỡng bé phát triển, khỏe mạnh.
Dịch vụ tại Dr. Huê Clinic & Spa
- CÔNG NGHỆ TRẺ HÓA DA KHÔNG XÂM LẤN
- TRIỆT LÔNG TOÀN THÂN BẰNG CÔNG NGHỆ AFT
- TRỊ MỤN CHUYÊN SÂU THEO CHUẨN Y KHOA
- TRỊ NÁM - TÀN NHANG BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỨC
- CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU BẰNG CÔNG NGHỆ LASER PICOSURE
- LĂN KIM TẾ BÀO GỐC VÀ LĂN KIM NANO
- NÂNG CƠ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ MỸ ULTHER
- TẮM TRẮNG MỘC NHIÊN DA TRẮNG HỒNG TỰ NHIÊN