Trẻ em sốt bao nhiêu độ thì phải dùng thuốc hạ sốt
- Nốt ruồi ở sau gáy bên phải trái đàn ông nói lên điều gì có ý nghĩa gì nên xóa không
- Nốt ruồi ở dưới đuôi mắt trái phải phụ nữ đàn ông nói lên điều gì có nên xóa không
- Những vị trí nốt ruồi xấu không tốt trên khuôn mặt đàn ông nên xóa
- Những vị trí nốt ruồi xấu không tốt trên khuôn mặt phụ nữ nên xóa
- Trị mụn cóc bằng nước miếng có thực hay không
- Hầu như trẻ em nào cũng sẽ rất hay gặp phải tình trạng sốt, sốt do nhiều nguyên nhân nhưng trước hết thì điều mà các bà mẹ quan tâm nhất vẫn là cách hạ sốt. Hạ sốt có nhiều cách nhưng cách thường được áp dụng nhất vẫn là cho uống thuốc hạ sốt. Nhưng một điều băn khoăn nữa đó chính là trẻ sốt bao nhiêu độ thì phải uống thuốc và khi trẻ bị sốt ba mẹ nên làm gì.
- Rất nhiều gia đình có con nhỏ không hề có thiết bị đo nhiệt độ hoặc không biết cách sử dụng. Cho nên khi con ốm sốt, chỉ sờ lên trán thấy nóng là cho uống thuốc hạ sốt. Nhưng thực tế thì không phải khi nào sốt cũng cho trẻ uống thuốc được đâu nhé. Và nên lưu ý trước khi quyết định có cho trẻ uống thuốc hay không thì cần tiến hành đo nhiệt độ của trẻ.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt
1. Lúc nào thì nên cho bé uống thuốc hạ sốt
- Nếu nhiệt độ của bé:
+ Dưới 38’5 độ C: ở mức này là sốt nhẹ nên không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Áp dụng các biện pháp như khăn ấm lau cho bé ở trán, cổ, nách và bẹn (15 phút lau lại một lần); mặc đồ thoáng mát cho bé; với các bé dưới 6 tháng thì tăng cường bú mẹ hoặc bú bình; với các bé trên 6 tháng thì có thể bổ sung thêm nước cho bé.
+ Trên 38’5 độ C: mức này nên cho bé uống thuốc. Tuy nhiên không nên tự ý mua thuốc về nhà mà trước đó cần đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện, thuốc hạ sốt sẽ có sự chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cho bạn loại thuốc phù hợp, cách dùng và liều lượng để sử dụng an toàn cho bé nữa.
+ Sốt 40 độ C: đây là mức sốt cao và có thể xảy ra tình trạng co giật vì vậy cần đưa bé đến bệnh viện ngay chứ không nên uống thuốc hạ sốt ở nhà. Nếu xảy ra tình trạng co giật thì nên dùng một chiếc khăn mềm và cho bé ngậm để ngừa bé cắn lưỡi.
2. Nên uống thuốc hạ sốt như thế nào cho đúng cách và an toàn cho trẻ
- Thuốc hạ sốt có rất nhiều loại nhưng dùng cho trẻ sơ sinh thì có các loại phù hợp như paracetamol, Ibuprofen với trẻ lớn hơn có thể dùng panadol và effaragan,… Và cần lưu ý phải cho trẻ uống đúng liều lượng, mức an toàn và hiệu quả là 10 – 15 mg/ kg, ví dụ bé nặng 10 kg thì có thể cho bé uống từ 100 đến 150 mg. Hiện nay trên thị trường có thuốc hạ sốt với hàm lượng 80mg, 150mg và 250 mg (loại Paracetamol cam), các mẹ có thể chọn mua loại phù hợp hoặc nên lưu ý chia cho đúng hàm lượng thuốc theo cân nặng của bé.
Cần tiến hành đo thân nhiệt cho bé trước khi cho uống thuốc và nên theo dõi thường xuyên
- Thuốc hạ sốt chỉ cho bé uống cách nhau 4 tiếng một lần nếu còn sốt. Nghĩa là nếu bé sốt cần dùng thuốc thì bạn cho uống, sau 4 tiếng nếu bé tiếp tục sốt lại hoặc chưa giảm thì mới uống lại, còn nếu bé đã hạ nhiệt thì không cần uống. Mỗi ngày chỉ nên uống từ 3 cho đến 4 lần và phải đảm bảo không quá 60 mg/ kg trong vòng 24h.
- Với trường hợp sốt cao và bé không thể uống thuốc có thể cân nhắc đến việc cho hạ sốt bằng thuốc nhét hậu môn. Tuy nhiên cũng cần phải có chỉ định của bác sĩ và cần thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến bé.
3. Một số lưu ý mà ba mẹ cần biết khi trẻ bị sốt
- Nhiều bà mẹ có con sốt thì không tắm, nhưng thực chất việc cho trẻ tắm với nước ấm (tắm nhanh) sẽ giúp bé hạ nhiệt hiệu quả. Việc này không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé đâu nhé.
- Lau ấm cho bé chứ không phải lau mát, mục đích của việc lau ấm đó chính là làm cho lỗ chân lông giãn nở để thoát nhiệt ra ngoài từ đó giúp cơ thể bé hạ nhiệt. Nếu như lau mát thì làm cho cơ thể giữ nhiệt hơn, dễ gây nguy hiểm cho bé.
- Biện pháp hạ sốt bằng cách dán miếng hạ nhiệt nên cân nhắc khi sử dụng vì thường không mấy hiệu quả cũng có thể gây nguy hiểm cho bé.
Đặc biệt lưu ý không dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì sẽ gây nguy hiểm. Và với ibuprofen thì không khuyến khích dùng cho bé dưới 1 tuổi.
- Nếu nhiệt độ của bé trên 39 độ sẽ rất dễ bị co giật, tím tái vì vậy cần đưa bé đến bệnh viện để đảm bảo an toàn chứ không nên để trẻ ở nhà và áp dụng các biện pháp hạ sốt thông thường.
Những lưu ý mà cha mẹ cần biết khi bé bị sốt
- Trẻ bị sốt cao có thể gây co giật tím tái gây nguy hiểm cần phải đưa đến bệnh viện ngay
- Thời điểm bé sốt có thể cho bé ăn thức ăn loãng như cháo, canh, với trẻ dưới 1 tuổi nên tăng cường bú mẹ hoặc uống sữa và nên chia nhỏ cữ bú. Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể với bé trên 6 tháng.
- Sốt ở trẻ khiến cho chúng ta rất lo lắng nhưng cần phải biết cách chăm sóc cho bé, đặc biệt là cho bé uống thuốc đúng cách, an toàn. Tiến hành đo nhiệt độ cho bé thường xuyên để theo dõi và khi cần thì mới nên cho uống thuốc hạ sốt. Mỗi gia đình có con nhỏ nên sắm các thiết bị đo nhiệt độ cơ thể (nhiệt kế) để có thể theo dõi được tình trạng của bé khi bé sốt. Và hãy lưu ý mọi trường hợp cần được sự chỉ định của bác sĩ chứ không nên tự ý mua thuốc về nhà dùng, việc này có thể gây nguy hiểm cho bé cũng như ảnh hưởng đến việc kháng thuốc sau này của trẻ.
Dịch vụ tại Dr. Huê Clinic & Spa
- CÔNG NGHỆ TRẺ HÓA DA KHÔNG XÂM LẤN
- TRIỆT LÔNG TOÀN THÂN BẰNG CÔNG NGHỆ AFT
- TRỊ MỤN CHUYÊN SÂU THEO CHUẨN Y KHOA
- TRỊ NÁM - TÀN NHANG BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỨC
- CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU BẰNG CÔNG NGHỆ LASER PICOSURE
- LĂN KIM TẾ BÀO GỐC VÀ LĂN KIM NANO
- NÂNG CƠ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ MỸ ULTHER
- TẮM TRẮNG MỘC NHIÊN DA TRẮNG HỒNG TỰ NHIÊN