Tổng hợp nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ khắp người và cách xử lý nhanh
- Làn da là bộ phận quan trọng bao bọc cơ thể người. Đồng thời những biểu hiện trên da cũng là dấu hiệu cho thấy các cơ quan bên trong đang gặp vấn đề. Đó chính là lý do khi gặp tình trạng nổi mẩn đỏ ở một số khu vực hoặc thậm chí là khắp người, ai cũng lo lắng không biết sức khỏe có ảnh hưởng gì không.
- Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người này, hãy tham khảo ngay bài viết sau. Chúng tôi tổng hợp tất tần tật những thông tin về vấn đề này, đem đến hướng xử lý hiệu quả để khắc phục nhanh chóng.
- Có rất nhiều dạng nổi mẩn đỏ khắp người. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng nổi mẩn không ngứa không sốt, ngoài ra còn có nổi mẩn đỏ kèm ngứa hoặc nổi mẩn đỏ kèm theo sốt. Những dạng này có thể do nhiều nguyên nhân riêng biệt gây nên vì vậy cách khắc phục cũng khác nhau.
1. Nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa không sốt
- Với tình trạng nổi mẩn đỏ trên da không ngứa, không sốt, nhiều người chủ quan, không để ý. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tham khảo xem nguyên nhân nào gây ra tình trạng này để tìm cách đối phó nhé!
1.1 Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn khắp người không ngứa không sốt
- Nguồn gốc của tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa có thể do các yếu tố sau đây:
+ Cơ thể bị dị ứng
- Nhiều người cho rằng việc cơ thể bị dị ứng sẽ gây ngứa ngáy. Tuy nhiên, có những trường hợp dị ứng nhưng lại chỉ nổi mẩn đỏ khắp người mà không kèm theo bất cứ biểu hiện gì khác.
- Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do cơ địa, hệ thống miễn dịch quá nhạy cảm dẫn tới những phản ứng với các yếu tố bên ngoài như: thực phẩm, thời tiết thay đổi, hóa mỹ phẩm hoặc yếu tố dị nguyên.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn khắp người không ngứa không sốt
+ Hiện tượng giãn mạch máu trên da
- Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt, khóe chân, các khu vực da mỏng như mặt sau đùi, bắp chân đó là do giãn mạch máu trên da.
- Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn, da hình thành các mạch máu giãn như mạng nhện. Khi bạn dùng ngón tay ấn vào da thì mẩn đỏ biến mất nhưng khi bỏ ra thì lại thấy chúng trên da.
+ Bệnh lý viêm mao mạch dị ứng
- Nếu bạn quan sát thấy trên da nổi các nốt mẩn đỏ hình tròn nhất là trên các vùng da chân, tay, quanh một số ở mông, đùi không ngứa, không sốt thì bạn có thể đã mắc phải căn bệnh viêm mao mạch dị ứng. Càng khẳng định hơn khi vết mẩn kèm theo bọng nước, bầm máu hoặc ban hoại tử.
- Đây được coi là bệnh tự dị ứng gây ra những tổn thương và lan tỏa khắp hệ thống vi mạch, thường gặp ở trẻ em. Nó còn được gọi với những cái tên khác như: ban xuất huyết dạng thấp, hội chứng viêm mạch Schonlein-Henoch…
- Nguyên nhân gây ra căn bệnh này chủ yếu là do hệ thống miễn dịch của cơ thể, có thể do gen di truyền quy định.
+ Cơ thể bị nổi mề đay
- Việc bạn nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa, không sốt rất dễ do nổi mề đay gây ra. Tình trạng này hay còn được lý giải là phản ứng viêm da khi bị dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, tác dụng phụ của một số loại thuốc uống, hay thậm chí là bẩm sinh di truyền.
- Các trường hợp mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn, lupus ban đỏ cũng dễ bị nổi mề đay không ngứa không sốt. Vết mẩn đỏ thường đi kèm với mụn nước, khó thở. Nếu không được phát hiện và có biện pháp khắc phục rất dễ phát sinh nhiễm trùng.
Nổi mẩn khắp người không ngứa không sốt do đâu?
+ Phát ban do nhiệt hoặc nếp gấp cơ thể
- Có hai dạng phát ban gây ra các nốt mẩn đỏ trên da thường không ngứa. Một dạng là mồ hôi bị mắc kẹt ở các lỗ chân lông, làm cho thân nhiệt trong cơ thể không tỏa ra ngoài được và gây ra hiện tượng phát ban nổi các vết sưng đỏ. Dạng này gặp nhiều ở trẻ em.
- Một dạng nữa có biểu hiện là nổi mẩn đỏ trên các vùng da như nách, háng, dưới ngực, bộ phận sinh dục… Đây đều là những khu vực có nhiều nếp gấp, khi vận động, di chuyển sẽ có sự ma sát, kết hợp với độ ẩm cao, da bị kích ứng sẽ khiến những nốt mẩn đỏ xuất hiện nhiều hơn. Bệnh này gặp thường xuyên và nặng nề hơn ở những người béo phì, thừa cân.
+ Bệnh lý dày sừng nang lông
- Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này là do di truyền, dẫn tới tình trạng cơ thể tiết ra quá nhiều protein keratin làm bít tắc lỗ chân lông. Từ đó da nổi các cục sần nhỏ có màu đỏ tương tự vết mẩn. Một số trường hợp các cục sần này không có màu. Những vùng da thường bị dày sừng nang lông là cánh tay, đùi, cẳng chân, mông …
+ Các bệnh lý khác
- Ngoài lupus ban đỏ, một số bệnh da liễu khác như: vảy nến phấn hồng, phát ban cũng gây nổi mẩn không ngứa, không sốt ở mọi đối tượng.
- Tình trạng nhiễm ký sinh trùng, bệnh sùi mào gà, giang mai, mụn rộp sinh dục,... có thể khiến vùng da xung quanh bộ phận sinh dục nổi mẩn đỏ. Đồng thời, các bệnh lý về gan, thận, máu, tiểu đường, hệ bạch huyết, rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch bên trong cơ thể,... cũng có thể gây nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa không sốt.
1.2 Nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa không sốt nên làm gì?
- Như đã chia sẻ ở trên, nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa, không sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý ngoài da. Bạn phải quan sát kĩ, để xác định nguyên nhân, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời.
Nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa không sốt nên làm gì?
- Nếu thấy các nốt mẩn trên da xuất hiện dai dẳng kèm theo các biểu hiện như mụn nước, lở loét, gây đau kèm triệu chứng lạ như khó thở, đau bụng, buồn nôn,... thì hãy đến ngay bệnh viện gần nhất. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
- Ngoài ra, đừng quên giữ vệ sinh cho làn da, mặc áo quần thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời, tránh xa các tác nhân có thể gây hại, gây dị ứng cho làn da.
2. Tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người kèm ngứa
- Nổi mẩn đỏ kèm ngứa là vấn đề da thường gặp nhất là ở trẻ em. Tình trạng này chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây gây ra:
2.1 Các bệnh lý dị ứng mẩn ngứa
- Cái tên đã nói lên tất cả. Căn bệnh này sẽ gây ra các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy trên da. Nếu bạn thấy các triệu chứng của bệnh xảy ra đột ngột và biến mất sau một khoảng thời gian nhất định như: vài giờ hoặc vài ngày (không quá 6 tuần) thì là dị ứng mẩn ngứa cấp tính. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại, kéo dài trên 6 tuần thì là dị ứng mẩn ngứa mãn tính.
- Một số bệnh lý thường gặp nhất gây tình trạng dị ứng mẩn ngứa bao gồm: viêm da dị ứng thời tiết, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, phù sưng mạch, chàm.
- Các yếu tố tác động khiến nguy cơ gây bệnh dễ gặp phải hơn bao gồm: lông động vật, phấn hoa, bụi mạt, một số loại thuốc, ánh sáng mặt trời, thực phẩm, không khí và nước bị ô nhiễm, thời tiết quá nóng hoặc lạnh, một số loại côn trùng và nọc độc của chúng. Ngoài ra, một số tình trạng nổi mề đay cũng bị ngứa.
- Bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau để xác định rõ ràng hơn nữa các triệu chứng của căn bệnh này:
+ Vùng da nổi mẩn đỏ bắt đầu sưng húp
+ Da khô kèm theo nứt nẻ, rạn da hoặc bong tróc
+ Trên các nốt mẩn đỏ xuất hiện mụn nước.
+ Càng gãi càng ngứa, tròng mắt nóng, đỏ, ngứa.
+ Môi khô, bong tróc, lưỡi và họng sưng.
Nguyên nhân nổi mẩn đỏ khắp người kèm ngứa
2.2 Tình trạng cơ thể nhiễm khuẩn
- Tình trạng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy thường gặp ở trẻ em nhất là vùng tay, chân thì thường do cơ thể bị nhiễm khuẩn gây ra. Vì bé thường có sức đề kháng yếu, nên các loại vi khuẩn, virus bên ngoài môi trường có thể tấn công cơ thể gây nổi mẩn ngứa ngáy, khó chịu.
- Thường gặp nhất có lẽ là bệnh lý Zona khiến da nhiễm trùng do virus. Biểu hiện của căn bệnh này là xuất hiện các nốt mụn nước trên bất kỳ khu vực nào của cơ thể bao gồm cả mặt hoắc mắt. Chúng có thể gây ngứa ngáy, một số trường hợp bị đau. Các nốt mẩn đỏ này còn chứa đầy nước hoặc dịch lỏng.
2.3 Nổi mẩn ngứa ngáy do căng thẳng
- Khi tâm lý bị căng thẳng, lo lắng hay stress, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tiết ra serotonin và norepinephrine - tương tự Histamin nhiều đột ngột so với bình thường. Đây là nguyên nhân chính khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
2.4 Trẻ bị nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khắp người do rôm sảy
- Thời tiết mùa hè, nóng bức khiến tuyến mồ hôi bị bít tắc là nguyên nhân dễ dẫn đến việc nổi mẩn đỏ ngứa ngáy ở trẻ em do rôm sảy. Các nốt này có thể sẽ xuất hiện ở vùng cổ, ngực, khóe chân,... của bé. Ngoài ra, bé còn cảm thấy châm chích, khó chịu và quấy khóc nhiều hơn.
- Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng một số trường hợp có thể nổi mẩn đỏ có mủ, gây nhiễm trùng da nên cần được xử lý càng sớm càng tốt.
- Ngoài ra, việc mắc một số bệnh lý: gan, suy thận, tiểu đường, bệnh về máu… cũng khiến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngáy trên cơ thể xảy ra.
2.5 Cách xử lý nhanh khi bị nổi mẩn đỏ gây ngứa
- Đa số các tình trạng đều không gây nguy hiểm cho tính mạng. Chúng có thể biến mất sau một thời gian ngắn.
- Các trường hợp nổi mẩn đỏ do mề đay, cơ thể nhiễm khuẩn thì nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho da, giúp cơ thể luôn thông thoáng. Với tình trạng nổi mẩn do căng thẳng thì nên thư giãn tinh thần, sinh hoạt điều độ hạn chế thức khuya, sử dụng chất kích thích. Và đừng quên bổ sung một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Nên làm gì khi bị nổi mẩn đỏ gây ngứa?
- Riêng các bệnh lý dị ứng, bạn sẽ nổi các nốt mẩn ngứa ngáy khắp người, khó chịu và mệt mỏi. Nếu không khắc phục kịp thời rất dễ bị co thắt thanh quản dẫn tới khó thở, phù nề. Tệ hơn nữa là sốc phản vệ ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp, thậm chí là hôn mê. Vì vậy, khi phát hiện nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị theo đơn thuốc.
- Ngoài ra, bạn có thể giảm cảm giác ngứa ngáy bằng các mẹo dân gian như: tắm nước lá khế, lá kinh giới, tía tô, trà xanh…
3. Da nổi mẩn đỏ khắp người kèm theo sốt: nguyên nhân và cách khắc phục
- Đây có thể coi là một trong những biểu hiện đáng báo động của cơ thể. Bởi tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người kèm theo sốt có thể là dấu hiệu của những tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. Hãy tham khảo những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này dưới đây, để đánh giá mức độ nghiêm trọng nhé!
3.1 Da nổi mẩn đỏ khắp người và bị sốt là dấu hiệu của bệnh lý gì?
+ Sốt phát ban
- Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn bị sốt phát ban đó chính là nổi mẩn đỏ khắp người và sốt cao từng cơn. Thân nhiệt có thể chạm mốc 39-40 độ C. Kèm theo đó là các biểu hiện ho, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Bạn sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, buồn nôn và nôn.
- Một số hạch ở vùng đầu, mặt, cổ có thể sưng to, gây đau, tròng mắt đỏ, viêm gây chảy nước mặt. Các trường hợp virus gây sốt phát ban xuất phát từ đường tiêu hóa, rất dễ xảy ra các dấu hiệu rối loạn như: phân lỏng, nhầy, nôn ngay sau khi ăn.
- Nếu được chăm sóc đúng cách, bổ sung sức đề kháng, người bị sốt phát ban sẽ giảm và hết sốt sau khoảng 4 ngày, nổi mẩn đỏ khoảng 5 ngày rồi lặn, ít gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Da nổi mẩn đỏ khắp người và bị sốt là dấu hiệu của bệnh lý gì?
+ Sốt xuất huyết
- Đây được coi là một bệnh lây nhiễm nguy hiểm nhất, cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không rất dễ dẫn tới tử vong. Bệnh do virus dengue gây ra lây lan theo đường muỗi vằn đốt người này truyền qua người khác.
- Sốt xuất huyết có những dấu hiệu ban đầu dễ gây nhầm lẫn như: sốt cao liên tục từ 3-4 ngày, kèm ho, sổ mũi, đau nhức hốc mắt và toàn thân. Có thể nôn và tiêu chảy. Dù có uống thuốc hạ sốt thì tình trạng không thuyên giảm bao nhiêu.
- Sau khi sốt bắt đầu giảm, bạn sẽ thấy da đỏ ửng, môi khô đỏ tươi do sung huyết, xuất hiện các chấm xuất huyết tương tự các mẩn đỏ dưới da. Bạn có thể chảy máu cam, chân răng chảy máu, mắt nóng và đỏ, buồn nôn và nôn, chân tay lạnh.
- Sốt xuất huyết nếu không được phát hiện kịp thời, từ ngày thứ 3 sẽ biến chuyển xấu, dẫn tới sốc phản vệ cũng như tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và ảnh hưởng tới tính mạng.
- Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa sốt phát ban và sốt xuất huyết, dễ dẫn đến không có biện pháp xử lý đúng, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Bạn có thể phân biệt 2 loại bệnh lý này bằng cách dùng ngón tay cái và ngón trỏ căng vùng da nổi mẩn đỏ ra. Có 2 trường hợp xảy ra:
Cách phân biệt nổi mẩn đỏ kèm sốt do sốt phát ban hay sốt xuất huyết
* Nếu thấy mẩn đỏ mất đi và khi buông tay ra thì lại xuất hiện lại ngay vị trí đó thì là sốt phát ban.
* Nếu thấy mẩn đỏ không biến mất thì là sốt xuất huyết.
- Nhưng tốt hơn hết, hãy đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành các xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.
+ Bệnh thủy đậu
- Bệnh thủy đậu cũng có những triệu chứng sốt nhẹ, nổi mẩn đỏ khắp người. Sau vài ngày, nốt mẩn chuyển thành mụn nước được bao quanh bằng viền đỏ, rồi dần hình thành mủ và dịch bên trong.
- Mẩn đỏ khi bị thủy đậu thường ở lưng, bụng, thân người. Nếu giữ vệ sinh và bôi thuốc đúng cách, sau vài ngày mụn sẽ đóng vảy và biến mất.
+ Bệnh Rubella
- Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đi kèm mẩn, ban màu hồng mịn nổi ở mặt, thân mình, tay, chân là tình trạng sốt nhẹ, có khi không sốt, tiêu chảy, đi ngoài ra phân lỏng. Thông thường các mẩn đỏ sẽ tồn tại khoảng vài ngày rồi lặn.
3.2 Cách ứng biến khi nổi mẩn ngứa khắp người kèm sốt
- Như đã nói ở trên, tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người kèm sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh nghiêm trọng, cần được kịp thời xử lý. Vì vậy, khi gặp phải những biểu hiện này, cần xác định được đang mắc phải bệnh lý nào.
- Nếu nghi ngờ là sốt xuất huyết thì hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, đừng quên tiến hành cách chăm sóc sau đây để nhanh hồi phục hơn.
Cách khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa khắp người kèm sốt
+ Giữ cho da luôn sạch sẽ, tắm mỗi ngày, nhưng không sử dụng các sản phẩm chứa thành phần tẩy rửa quá mạnh, ảnh hưởng tới làn da cũng như các nốt mẩn đỏ bên trên.
+ Không gãi các mẩn đỏ để tránh tình trạng trầy xước, tổn thương và nhiễm trùng da.
+ Tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng các loại thuốc sát trùng, kháng khuẩn ngay cả nước muối sinh lý, xanh metylen.
+ Tăng cường bổ sung dưỡng chất, củng cố sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết thêm về tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người, xác định được nguyên nhân gây ra và hướng xử lý phù hợp nhất. Hãy cảnh giác hơn nếu tình trạng này xuất hiện ở trẻ em nhé!
Dịch vụ tại Dr. Huê Clinic & Spa
- CÔNG NGHỆ TRẺ HÓA DA KHÔNG XÂM LẤN
- TRIỆT LÔNG TOÀN THÂN BẰNG CÔNG NGHỆ AFT
- TRỊ MỤN CHUYÊN SÂU THEO CHUẨN Y KHOA
- TRỊ NÁM - TÀN NHANG BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỨC
- CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU BẰNG CÔNG NGHỆ LASER PICOSURE
- LĂN KIM TẾ BÀO GỐC VÀ LĂN KIM NANO
- NÂNG CƠ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ MỸ ULTHER
- TẮM TRẮNG MỘC NHIÊN DA TRẮNG HỒNG TỰ NHIÊN