Bào thai 29 tuần phát triển cân nặng như thế nào

Sự phát triển cân nặng của thai nhi 29 tuần tuổi

Sự phát triển cân nặng của thai nhi 29 tuần tuổi

- Khi bước sang thai kỳ tuần 29 thì chắc chắn các mẹ sẽ thắc mắc và lo lắng không biết bé lúc này cân nặng bao nhiêu và các chỉ số khác như thế nào. Việc này có thể được xác định thông qua các chỉ số khi siêu âm. Siêu âm là biện pháp theo dõi thai kỳ tốt nhất mà các mẹ nên thực hiện trong suốt giai đoạn mang thai. Các chỉ số như cân nặng, nhịp tim và sự phát triển các cơ quan trong cơ thể, các bộ phận sẽ được thể rõ nét thông qua siêu âm. Các mẹ có thể tìm hiểu thật chi tiết sự phát triển của thai nhi 29 tuần như nặng bao nhiêu kg, phát triển như thế nào với chia sẻ dưới đây.
 
Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi
 
Thai nhi 29 tuan tuoi thường được coi là phát triển bình thường nếu đạt trong giới hạn như bảng chỉ số dưới đây:
 
Chỉ số phát triển bình thường của thai nhi 29 tuần tuổi
Chỉ số phát triển bình thường của thai nhi 29 tuần tuổi
 
Trong đó: 
 
  • Tuổi thai (29+0): Thai nhi 29 tuần tuổi.
  • Tuổi thai (29+1): Thai nhi 29 tuần một ngày.
  • Tuổi thai (29+2): Thai nhi 29 tuần hai ngày.
  • BPD (Đơn vị: mm): Đường kính lưỡng đỉnh.
  • FL (Đơn vị: mm): Chiều dài xương đùi.
  • AC (Đơn vị: mm): Chu vi bụng.
  • HC (Đơn vị: mm): Chu vi đầu.
  • EFW (Đơn vị: gram): Cân nặng thai nhi ước tính.
 
- Nếu kết quả siêu âm mà các chỉ số trên đều nằm trong giới hạn trong bảng thì các mẹ có thể yên tâm. Và ngược lại thì các mẹ cần phải nói chuyện cùng với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn, tư vấn một cách cụ thể về các vấn đề có thể xảy ra như dị tật của thai và tìm cách giải quyết, khắc phục tốt nhất.
 
- Vậy theo như bảng trên thì thai nhi vào tuần thai 29 sẽ nặng khoảng 1,4 kg, có chiều dài khoảng 38,6 cm. Vào tuần này bé sẽ phát triển nhanh cân nặng và chiều dài lên nữa. Ngoài ra, ở tuần thai này thì bé khi ngủ sẽ thường đảo mắt rất nhanh và kiểu ngủ này sẽ kéo dài. Đây là giai đoạn ngủ rất quan trọng với chúng ta.
 
- Cũng vào thời điểm này thì não và hệ thần kinh của bé đã phát triển tốt hơn. Bé sẽ cảm nhận được những tín hiệu như giọng nói của mẹ, ánh sáng, âm thanh, tiếng ổn và chuyển động, âm nhạc,… Cho nên thời gian này bạn có thể thường xuyên cho bé nghe nhạc để hỗ trợ sự phát triển trí não cho bé.
 
Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi ở tuần thai 29
 
- Khi bước vào tuần thai 29 thì cơ thể của mẹ cũng có những sự thay đổi khá nhiều. Bụng của mẹ đã tăng lên về kích thước và có thể sẽ bị rạn da. Các mẹ cần để ý cân nặng của mình chỉ nên tăng ở khoảng 10 cho đến 12 ký là phù hợp chứ đừng nên để tăng quá nhiều sẽ rất khó đi lại cũng như khó lấy lại vóc dáng sau khi sinh nhé.
 
 
- Lúc này mẹ sẽ thấy việc thở cũng khó khăn hơn, nhịp thở ngắn hơn cho nên cần thở sâu và đều để đảm bảo cho thai nhi không bị ảnh hưởng nhé. 
 
- Tuần thai 29 có một số mẹ đã xuất hiện sữa non ở đầu ti, nó có màu vàng hơi nhạt và trong suốt. Với những mẹ lần đầu mang thai có thể sẽ tiết ra rất ít, còn với mẹ đã mang thai rồi thì sẽ có nhiều hơn. Tuần này các mẹ cần tiếp tục bổ sung các dưỡng chất, đặc biệt là sắt, nên bổ sung thêm vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt nhất. Ngoài ra nên ăn thêm nhiều trái cây và uống nước ép.
 
Thai nhi ở tuần 29 thì mẹ đã có thể tiết sữa non ở đầu ti
Thai nhi ở tuần 29 thì mẹ đã có thể tiết sữa non ở đầu ti
 
Những việc nên làm khi mang thai ở tuần 29
 
- Tuần này chắc chắn bạn sẽ có lịch khám thai theo định kỳ, vì vậy hãy tiếp tục theo dõi thai nhi khi siêu âm. 
 
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của bé cũng như đáp ứng được nhu cầu của mẹ.
 
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, hãy dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng thường xuyên cho máu lưu thông.
 
- Nên nằm nghiêng về bên trái để mẹ có thể ngủ ngon hơn.
 
- Ở giai đoạn này các vấn đề về da có thể sẽ xuất hiện như rạn da, nám da, mụn,… cho nên các mẹ cũng cần chú ý chăm sóc da và các cách trẻ hóa da tại nhà để ngăn ngừa các tình trạng kể trên.
 
- Như vậy, sự phát triển của thai nhi ở tuần 29 như cân nặng bao nhiêu hay những chỉ số khác sẽ được thể hiện rõ ở lần siêu âm vào thời điểm này. Nếu các mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về sự phát triển của bé thì có thể hỏi bác sĩ khám và thực hiện siêu âm cho bạn để được giải thích cặn kẽ hơn. 
 
- Ngoài ra thì giai đoạn này có thể các mẹ sẽ có tâm trạng lo lắng vì sắp sinh cho nên rất dễ căng thẳng, mệt mỏi. Hãy tâm sự với ai đó về những lo lắng của bạn và tự tìm những cách để giải trí cho mình tránh để tình trạng stress xảy ra sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Cũng hết sức lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mình để hạn chế việc lên cân quá nhiều sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn trong sinh hoạt cũng như khi sinh em bé đấy nhé.
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG