Vì sao chân xuất hiện chấm đỏ và nên làm gì

Tại sao nổi chấm đỏ ở chân không ngứa và phải làm sao

Tại sao nổi chấm đỏ ở chân không ngứa và phải làm sao

- Nổi chấm đỏ ở chân không ngứa tuy không gây khó chịu nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới thẩm mỹ. Thậm chí đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp trục trặc hay mắc phải bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy, nếu bạn không may gặp phải tình trạng này thì hãy tham khảo ngay bài viết nguyên nhân và cách chữa trị nổi chấm đỏ ở chân không ngứa dưới đây. Chúng tôi sẽ mang đến những thông tin hữu ích nhất để giải đáp cho bạn.
 

1. Nguyên nhân nổi chấm đỏ ở chân không ngứa

 
- Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bạn có thể tham khảo một vài yếu tố thường gặp như sau:
 
+ Bị bớt đỏ bẩm sinh xuất hiện vĩnh viễn trên da và thường có sẵn từ khi chào đời. Một số trường hợp u máu có thể xuất hiện ở trẻ em và mất đi sau khi lớn lên 
 
+ Ban xuất huyết với các chấm tròn đỏ hoặc vết lằn, mảng xuất huyết trên da có thể xuất hiện ở vùng chân.
 
Vì sao bị nổi chấm đỏ trên chân không ngứa
Vì sao bị nổi chấm đỏ trên chân không ngứa
 
+ U xơ da với các nốt sưng có màu hồng nhạt hoặc nâu khoảng 3 – 10 mm ở vùng chân, không chạm vào sẽ không ngứa.
 
+ Vẩy phấn hồng với các mảng màu hồng, đỏ không gây ngứa nhưng lại khiến da chân và cả cơ thể sần sùi, đóng vảy, bong tróc.
 
+ Phát ban do thân nhiệt quá nóng, cơ thể tích tụ nhiều độc tố cũng gây ra các đốm đỏ ở chân không ngứa.
 
+ Chứng dày sừng nang lông cũng khiến da nổi các cục sần nhỏ, có màu đỏ nhất là ở phần đùi, cẳng chân.
 
+ Một số trường hợp do dị ứng thuốc, mỹ phẩm hoặc thời tiết cũng gây ra tình trạng nổi chấm đỏ ở chân.
 
- Bên cạnh đó, nổi chấm đỏ ở chân không ngứa còn có thể do nhiều lý do khác nhau gây ra hoặc làm trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để biết rõ nguyên nhân chính xác nhất.
 

2. Cách chữa trị nổi chấm đỏ ở chân không ngứa

 

Cách chữa trị chân xuất hiện chấm đỏ
Cách chữa trị chân xuất hiện chấm đỏ
 
- Nếu trên vùng da chân của bạn chỉ nổi một vài chấm đỏ không có xu hướng lây lan thì có thể áp dụng cách chăm sóc tại nhà sau đây để khắc phục tình trạng này.
 
+ Chườm hoặc ngâm chân bằng nước ấm
 
- Để giảm thiểu các chấm đỏ trên chân, bạn có thể sử một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt nước (vẫn còn ẩm). Sau đó hãy chườm lên vùng da cần chữa trị. Áp dụng cách này mỗi ngày bạn nhé.
 
- Ngoài ra, bạn cũng nên ngâm chân trong nước ấm có pha tinh dầu thảo dược như: khuynh diệp, tràm,... cùng một chút muối. Hoặc bạn có thể cho trực tiếp gừng, rau kinh giới, tía tô đun sôi để cho đến khi nước còn âm ấm rồi tiến hành ngâm chân.
 
- Hãy tiến hành mỗi buổi tối vừa làm giảm các chấm đỏ vùng da chân vừa giúp lưu thông kinh mạch, tuần hoàn máu, giúp ngủ ngon và khỏe mạnh hơn.
 
+ Sát khuẩn vùng da chân
 
- Các chấm đỏ ở chân không ngứa đa phần đều do vi khuẩn tấn công gây ra hoặc làm trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên cần sát khuẩn cho vùng da này bằng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, dưa leo,... Đây là các nguyên liệu lành tính nhưng kháng viêm và cung cấp dưỡng chất cho làn da rất tốt.
 
- Bạn có thể lấy nước cốt chanh tươi bôi nhẹ nhàng hoặc đắp dưa leo lên vùng da bị chấm đỏ sau đó rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm.
 
- Nếu tình trạng nổi chấm đỏ ở chân không ngứa trở nên nặng hơn, lây lan ra khu vực xung quanh đi kèm với các triệu chứng lạ khác thì hãy đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê thuốc bôi, thuốc uống hoặc tiến hành các cách chữa trị khác sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh chính xác.
 
Nổi chấm đỏ ở chân không ngứa phải làm sao nên làm gì
Nổi chấm đỏ ở chân không ngứa phải làm sao nên làm gì
 
- Ngoài ra, để ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình chữa trị nổi chấm đỏ ở chân không ngứa, bạn nên tuân theo những lưu ý sau đây:
 
+ Tránh tác động mạnh như: gãi, chà xát khiến các chấm đỏ ở chân bị tổn thương, dẫn tới nhiễm trùng và nặng nề hơn.
 
+ Giữ vệ sinh cho vùng da chân, tắm hàng ngày nhưng không nên quá nhiều lần, chú ý nhiệt độ nước không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
 
+ Không mặc trang phục bó sát phần chân, đeo giày quá chật và bí trong thời gian dài. Thay vào đó nên chọn áo quần rộng, thoải mái, bằng vải cotton dễ thấm hút.
 
+ Hạn chế tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa, xà phòng,... có thành phần hóa học gây bào mòn và tổn thương da.
 
+ Cân bằng chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin, dưỡng chất, thanh lọc và giải độc cơ thể. Uống thật nhiều nước và hạn chế không ăn thực phẩm cay nóng, thức ăn gây dị ứng như hải sản có vỏ, thịt bò,... để giúp các chấm đỏ ở chân nhanh biến mất.
 
- Trên đây là nguyên nhân và cách chữa trị nổi chấm đỏ ở chân không ngứa. Hy vọng đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe làn da và cơ thể.
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG