Sự thay đổi của bào thai 16 tuần tuổi

[Giải Đáp] Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào thay đổi ra sao

[Giải Đáp] Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào thay đổi ra sao

- Bào thai bước vào giai đoạn 4 tháng tức 16 tuần tuổi sẽ có những thay đổi vô cùng “diệu kỳ”, cả về não bộ và thể chất. Bạn có thể tham khảo thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào chi tiết hơn bằng bài viết sau đây.
 

1. Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào về thể chất?

 
- Vào giai đoạn này, thai nhi 16 tuần tuổi đã có sự thay đổi về kích thước, bé nặng và dài hơn, dự tính kích thước khoảng 11,6cm, trọng lượng 100gam.
 
- Tay chân của bé cũng theo đó mà dài và linh hoạt hơn. Thông qua quá trình siêu âm mẹ sẽ thấy em bé mút tay, ngọ nguậy chân. Các khớp xương sụn phát triển thành xương cứng yêu cầu mẹ phải bổ sung canxi đầy đủ để bé có thể hoàn thiện tốt nhất.
 
Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào về thể chất?
Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào về thể chất?
 
- Một bước tiến nữa trong giai đoạn này là bé đã tự giữ được thăng bằng đầu, nên thường ngẩng đầu lên hơn so với những tháng trước. Các cơ quan nội tạng vẫn đang tiếp tục hoàn thiện chức năng. Tim thai hoạt động mạnh. Móng chân đã hình thành.
 
- Lúc này mẹ cũng đã dần dần cảm nhận được những chuyển động của thai nhi, tuy vẫn còn rất nhẹ nhưng lại mang đến niềm vui và sự diệu kỳ của một sinh linh trong cơ thể.
 

2. Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển não bộ thế nào?

 
- Về não bộ, thai nhi 16 tuần tuổi đã có những sự phát triển nhất định, hệ thống dây thần kinh trở nên phức tạp hơn giúp bé cảm nhận và ghi nhớ mọi thứ.  Đó chính là lý do các mẹ bắt đầu quá trình thai giáo vào lúc này nhằm tạo cho trẻ những thói quen tốt và một tâm lý vui vẻ, hoạt bát khi ra đời.
 
 
Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển não bộ thế nào?
Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển não bộ thế nào?
 
- Hơn thế nữa, lúc này bé cũng đã thể hiện được cảm xúc bằng các loại biểu cảm trên gương mặt như: nheo mắt, cau mày. Các mẹ có thể theo dõi từ kết quả của máy siêu âm.
 
- Vào giai đoạn này, sự xáo trộn hormone bên trong cơ thể sẽ khiến mẹ cảm thấy khó thở. Nhưng đừng quá lo lắng, hãy tập hít thở nhẹ nhàng, vận động phù hợp và bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé.
 
- Bên cạnh đó, cũng đừng quên tham gia các đợt khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ thăm khám, kiểm tra nhằm hạn chế và khắc phục những rủi ro có thể xảy ra.
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG