[Giải Đáp] Phụ nữ mang thai - Bà bầu bị phù chân có sao không
- Làm thế nào để yêu xa không chán giữ cho mối tình bền vững và lâu dài
- [20 Dấu Hiệu] Làm sao để biết con trai thích mình hay không thích mình
- Cách nhắn tin gây ấn tượng với bạn trai không bị nhàm chán cực hay
- Trên da nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa ở người lớn là bị gì
- [TOP 99] Những kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt tròn và to mọi thời đại
- Trong thời gian mang bầu, cơ thể có rất nhiều thay đổi khác lạ khiến chị em hoang mang liệu đây có phải là dấu hiệu xấu đối với sức khỏe của mẹ và bé hay không. Đặc biệt, sự thay đổi dễ nhận thấy nhất là đôi chân trở nên sưng to, phù và nặng nề.
- Rất nhiều mẹ lo lắng rằng phụ nữ mang thai bị phù chân có sao không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sau khi sinh xong có lấy lại vóc dáng như bình thường.
- Để giúp chị em a tâm, giữ được tinh thần thoải mái khi có bầu, chúng tôi mang đến bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này. Hãy tham khảo ngay để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!
1. Phụ nữ mang thai bị phù chân có sao không?
- Phù chân trong khi mang thai là một trong những hiện tượng thường gặp ở chị em nhất là ở các bộ phận chi dưới như: bắp chân, bàn chân, mắt cá chân. Phụ nữ gặp phải tình trạng này vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ trở lên.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phù chân chủ yếu do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ, cụ thể như sau:
Phụ nữ mang thai bị phù chân do đâu?
+ Lượng máu và chất lỏng tăng đột biến
- Khi mang bầu, cơ thể mẹ buộc phải sản sinh lượng máu và chất lỏng gấp 50% so với thông thường để cung cấp và nuôi lớn cho bào thai. Việc này dẫn tới hiện tượng phù nề. Đặc biệt, sự thay đổi về máu trong quá trình có bầu cũng khiến chất lỏng xâm nhập vào mô trong cơ thể, gây phù chân.
+ Do sức ép của tử cung lên các tĩnh mạch
- Một khi bào thai ngày càng lớn lên và nặng thêm sẽ khiến kích thước tử cung cũng tăng, tạo ra sức ép đến khu vực chi dưới nơi có chứa các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ khiến dòng máu lưu thông từ chi dưới lên tim bị chậm lại và ứ đọng. Hậu quả là chất lỏng từ tĩnh mạch dễ xâm nhập vào các mô tại khu vực này dẫn đến tình trạng phù chân.
+ Sự thay đổi hormone trong cơ thể
- Trong thời kỳ mang thai, một số hormone trong cơ thể tăng cao, gây ảnh hưởng khiến thành mạch mềm hơn, máu vận chuyển từ chân đến tim cũng chậm hơn, gây ra hiện tượng phù chân.
- Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như: thời tiết nắng nóng, chế độ dinh dưỡng hấp thụ quá nhiều muối, thiếu kali, uống cà phê liên tục, đứng quá lâu, vận động mạnh,... cũng khiến tình trạng phù chân ở phụ nữ mang thai nặng nề hơn.
- Chị em hoàn toàn không cần phải lo lắng nếu tình trạng phù chân ở mức bình thường. Các xét nghiệm trong quá trình thăm khám định kỳ nhất là huyết áp và nước tiểu ổn định và an toàn thì không ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể.
Phụ nữ mang thai bị phù chân có sao không?
- Tuy nhiên, nếu phù chân nặng nề thì có thể là biểu hiện của chứng tiền sản giật, thăm khám bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp.
- Ngoài ra, nếu không chỉ phù ở chân mà một số bộ phận khác đặc biệt là gương mặt và bàn tay sưng to bất thường thì hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Có thể sức khỏe của bạn đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng.
2. Bà bầu bị phù chân nên làm gì?
- Phụ nữ mang thai bị phù chân tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe và sẽ biến mất sau khi sinh nhưng lại khiến chị em di chuyển bất tiện, tạo cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, để tình trạng phù chân giảm bớt, bạn có thể áp dụng các phương pháp như:
+ Massage giảm phù chân khi mang thai
- Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn màu tốt hơn, hạn chế tình trạng tĩnh mạch chi dưới ứ đọng, giảm bớt hiện tượng phù nề.
+ Bấm huyệt giúp thả lỏng giảm phù chân
- Ngoài các động tác massage thì mẹ bầu cũng có thể đến các cơ sở đông y uy tín để được chuyên viên bấm huyệt, thư giãn các huyệt đạo giảm tình trạng sưng phù ở chân.
+ Ngâm nước ấm, thảo dược
- Ngâm chân 10-15 phút trong nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp giảm tình trạng phù nề ở chân. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bác sĩ thêm vào các loại thảo dược vào nước ấm để tăng cường sức khỏe, giúp bà bầu có giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái.
Phụ nữ mang thai bị phù chân nên làm gì?
- Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần thực hiện theo các lưu ý sau để ngăn ngừa và giảm thiểu tôi đa tình trạng phù nề ở chân.
+ Hạn chế đứng quá lâu, vận động quá mạnh khi đang mang thai. Thỉnh thoảng đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian ngắn để máu huyết lưu thông.
+ Không nên mang giày, tất quá chật, không mang giày cao gót để giảm áp lực lên bàn chân.
+ Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế cà phê, muối, đường, chất béo.
+ Khi ngủ, có thể chèn gối thấp ở dưới chân để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn.
- Trên đây là những thông tin giải đáp về vấn đề phụ nữ mang thai bị phù chân có sao không. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cảm thấy hiện tượng lạ nào trên cơ thể hãy báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Dịch vụ tại Dr. Huê Clinic & Spa
- CÔNG NGHỆ TRẺ HÓA DA KHÔNG XÂM LẤN
- TRIỆT LÔNG TOÀN THÂN BẰNG CÔNG NGHỆ AFT
- TRỊ MỤN CHUYÊN SÂU THEO CHUẨN Y KHOA
- TRỊ NÁM - TÀN NHANG BẰNG CÔNG NGHỆ ĐỨC
- CHĂM SÓC DA CHUYÊN SÂU BẰNG CÔNG NGHỆ LASER PICOSURE
- LĂN KIM TẾ BÀO GỐC VÀ LĂN KIM NANO
- NÂNG CƠ MẶT BẰNG CÔNG NGHỆ MỸ ULTHER
- TẮM TRẮNG MỘC NHIÊN DA TRẮNG HỒNG TỰ NHIÊN