Chi tiết quá trình lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ

Các giai đoạn phát triển của bào thai theo tuần

Các giai đoạn phát triển của bào thai theo tuần

- Mang thai là niềm hạnh phúc của bất kỳ người phụ nữ nào. Vì vậy mà theo dõi sự phát triển của thai nhi là điều cần thiết mà các mẹ nào cũng quan tâm. Không phải ai cũng nắm rõ được quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần tuổi. Khi siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé thì các mẹ cũng chỉ được biết về những điều cơ bản như cân nặng, tim thai và sự phát triển của các bộ phận trên cơ thể có bình thường hay không. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ như thế nào nhé.
 
- Tuần thứ nhất: Tuần thứ nhất của thai kỳ được tính vẫn còn nằm ở chu kỳ kinh nguyệt. Vì ngày sự sinh sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, và tuần này cũng được tính vào thai kỳ. Lúc này con yêu của bạn chưa thực sự hình thành.
 
Sự phát triển của thai nhi ở những tuần đầu tiên
Sự phát triển của thai nhi ở những tuần đầu tiên
 
- Tuần thứ hai: Tuần này giới tính của bé đã được xác định vì nó được hình thành ngay từ thời điểm thụ thai. Vào tuần thứ hai này thì trứng chỉ mới vừa được thụ tinh, nhưng nó vẫn hoạt động liên tục để thực hiện quá trình nhân đôi. Sau khi thụ tinh khoảng 30 tiếng thì hợp tử sẽ được nhân đôi, sau đó là 4, 8 và cứ vậy lần lượt nhân đôi lên trong suốt quá trình di chuyển từ vòi trứng cho đến tử cung. Số tế bào khi đến được tử cung là 32, được gọi là noãn bào. Sau một tuần thu tinh thì số tế bào sẽ được nhân lên 256.
 
- Tuần thứ 3 : Lúc này có thể bạn đã bị trễ kinh khoảng 1 tuần, trứng đã thụ tinh thành hợp tử và di chuyển dần dần vào tử cung để làm tổ.
 
- Tuần thứ 4: Lúc này nhiều mẹ vẫn chưa phát hiện mình mang thai, giai đoạn thai nghén vẫn tiếp tục diễn ra. Phôi thai đã bắt đầu hoạt động các tế bào để bắt đầu tạo cấu trúc cơ bản ban đầu của thai nhi. Đây là thời gian thai nhi mới bắt đầu “xây móng”.
 
- Tuần thứ 5: Thai nhi đã tăng kích thước lên lớn gấp 10.000 lần so với thai nhi lúc mới thụ thai, con số này sẽ khiến các mẹ ngạc nhiên. Vào tuần này thì các dấu hiệu có thai đã rõ ràng và có thể sử dụng que thử để kiểm tra chắc chắn.
 
- Tuần thứ 6: Hệ xương của bé bắt đầu hình thành, kích thước của bé khoảng 1 cm, bằng với hạt đậu hà lan.
 
- Tuần thứ 7: Tim thai đã được xác định khi tiến hành siêu âm. Bên cạnh đó thì gan đang sản xuất các tế bào hồng cầu và thực hiện chức năng này cho đến lúc tủy xương hình thành.
 
Thai nhi vào thời điểm 7 tuần tuổi đã có tim thai 
Thai nhi vào thời điểm 7 tuần tuổi đã có tim thai
 
 
- Tháng thứ 8: Lúc này thai nhi khoảng 1.6cm và nặng chỉ khoảng 1 gr. Các cơ quan như mắt, mũi và miệng đang được phân chia; tay chân cũng đã được tách ra khỏi thân nên mẹ có thể sẽ thấy những ngón tay nhỏ xíu của bé cưng qua hình ảnh siêu âm nhé.
 
- Tuần thứ 9: Thai nhi lúc này bằng 1 quả nho, dài khoảng 2.3cm. Cơ quan sinh dục bắt đầu hình thành.
 
- Tuần thứ 10: Não bộ đang tăng kích thước nhanh chóng nên có thể thấy phần trán nhô cao. Bé cưng cũng đã bắt đầu hoạt động không ngừng ở bụng mẹ.
 
- Tuần thứ 11: Thanh quản bắt đầu hình thành nhưng chưa hoàn thiện. Tay của bé đã bắt đầu cử động được và nắm chặt lại. Não và hệ thần kinh vẫn đang phát triển nhanh chóng.
 
- Tuần thứ 12: Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất. Con yêu lúc này đã cứng cáp và “ra dáng” hơn nhiều. Tim, gan và hệ thần kinh trung ương, hệ bài tiết cũng hoàn thiện chức năng cơ bản.
 
- Tuần thứ 13: Dấu vân tay hình thành, ngoài ra bé đã bắt đầu biết các hành động như nhăn mặt, cau mày.
 
- Tuần thứ 14 đến 27: Đây gọi là tam cá nguyệt thứ 2, là giai đoạn mà thai nhi phát triển một cách ổn định nhất. Sự phát triển về cơ, xương là nổi bật nhất, đồng thời lúc này mẹ có thể thấy rõ khuôn mặt của bé hơn qua hình ảnh siêu âm. 
 
 Sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa là giai đoạn phát triển ổn định nhất
 Sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa là giai đoạn phát triển ổn định nhất
 
- Tuần thứ 28 đến tuần 42: Thời kỳ 3 tháng cuối của quá trình mang thai chủ yếu là phát triển cân nặng và tiếp tục hoàn thiện những thiếu sót để chuẩn bị “chui ra khỏi bụng mẹ”. Giai đoạn này các mẹ cần chú ý hơn về sức khỏe để tránh tình trạng sinh non. Cần suy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, phù hợp và đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bé.
 
- Ở tuần 41 thì dấu hiệu sắp sinh đã xuất hiện, tuy nhiên vẫn có thể không có dấu hiệu gì nếu như các mẹ nhớ sai ngày hành kinh cuối cùng, cho nên đừng quá lo lắng. Còn sang tuần 42 nếu bé cưng vẫn cứng đầu chưa chịu chào đời thì cần xem xét đến các biến chứng nào đó. Nếu không cũng cần phải đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi vì lượng nước ối vào lúc này sẽ khá ít và bé yêu sẽ cảm thấy rất chật chội trong bụng mẹ rồi.
 
- Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi quả nhiên là rất kỳ diệu phải không ạ. Các mẹ hãy thường xuyên đi khám định kỳ theo lịch để theo dõi được sự phát triển đáng yêu của con nhé.
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG