Vì sao trẻ bị nổi mụn nước tại các vị trí trên cơ thể và cách phòng tránh

Các vị trí bé hay bị nổi mụn nước: Nguyên nhân, cách phòng tránh

Các vị trí bé hay bị nổi mụn nước: Nguyên nhân, cách phòng tránh

- Nếu bạn thấy trẻ bị nổi mụn nước thì đừng chủ quan, bởi đây có thể là nguyên nhân của các căn bệnh nguy hiểm.
 
- Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết được nguyên nhân gây ra từ các vị trí bé hay nổi mụn nước và tìm cách phòng cách nhé!
 

1. Các vị trí bé hay bị nổi mụn nước là ở đâu?

 
- Mụn nước được coi là vấn đề da thường gặp nhất ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi vì đây là đối tượng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các yếu tố bên ngoài môi trường do chúng sở hữu hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu.
 
Các vị trí bé hay bị nổi mụn nước là ở đâu?
Các vị trí bé hay bị nổi mụn nước là ở đâu?
 
- Bạn có thể bắt gặp mụn nước ở rất nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là mặt, tay chân và vùng mông. Mụn nước có thể mọc riêng hoặc thành từng cụm, có nhân mụn chứa nước trong suốt hoặc dịch, thậm chí là máu, mủ. Bao bọc bên ngoài là lớp da mỏng.
 
- Xung quanh nốt mụn là lớp da bị thâm hoặc rộp đỏ. Đây là một loại mụn rất dễ vỡ, dù chỉ chạm nhẹ. 
 
- Sau khi vỡ, vùng da này sẽ khô và đóng vảy. Tuy nhiên, chúng lại lây lan sang những khu vực khác rất nhanh.
 
- Những nốt mụn nước thường gây cảm giác khó chịu, ngứa và đau đớn cho trẻ nhỏ. Điều này khiến một số bé quấy khóc, chán ăn hay bị sốt.
 
- Thông thường, chỉ 2-3 tuần là mụn nước có thể lành. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lây lan rộng và kéo dài hơn.
 
- Vì vậy, để trẻ phát triển bình thường và tạo cảm giác thoải mái thì các bậc phụ huynh cần tìm cách chữa trị nhanh chóng. 
 

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước 

 
- Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé hay bị nổi mụn nước tại các vị trí trên cơ thể. Bạn có thể tham khảo một vài yếu tố thường gặp như sau:
 
+ Trẻ bị nổi mụn nước do virus, vi khuẩn
 
- Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch của trẻ em rất non nớt nên chúng dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh. Từ đó, bé có thể bị viêm da và nổi nốt mụn nước khắp cơ thể.
 
+ Bé nổi mụn nước do bị bỏng
 
- Một số tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏng nhẹ có thể nổi mụn nước ở một vùng da nhất định.
 
+ Mụn nước nổi do bị côn trùng cắn
 
- Một số trẻ bị muỗi hoặc các loại côn trùng khác cắn cũng có thể xuất hiện các nốt mụn nước trên da tại các vị trí khác nhau.
 
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước
Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước
 
+ Nổi mụn nước do bị bệnh thủy đậu
 
- Trẻ khi tiếp xúc với người mang mầm mống bệnh thủy đậu có thể bị nhiễm khuẩn. Bệnh thủy đậu gây ra các nốt mụn nước trên da, kèm theo ngứa ngáy.
 
- Trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách điều trị thích hợp nhất.
 
+ Trẻ bị bệnh tay chân miệng nổi mụn nước
 
- Trẻ em nhất là độ tuổi đến trường có thể bị lây nhiễm tay chân miệng do tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng hoặc các bọng nước vỡ của người bệnh.
 
- Trường hợp này, các nốt mụn nước sẽ được phát hiện tại vùng da phía trong miệng, lòng bàn tay hoặc chân. Kèm theo mụn nước là các nốt phát ban.
 
- Tuy căn bệnh này không gây ngứa nhưng lại khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu. Bệnh chân tay miệng thường gặp nhất là vào mùa hè. 
 
- Ngoài ra, việc trẻ bị trầy xước, tổn thương cũng có thể khiến mụn nước xuất hiện trên da.
 

3. Cách phòng tránh nổi mụn nước ở trẻ em

 
- Trường hợp bé nổi mụn nước 2-3 tuần chưa khỏi, có dấu hiệu lây lan và bé bị sốt cao, khó chịu và quấy khóc dữ dội thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám.
 
- Tuyệt đối không được bôi bất cứ loại thuốc nào lên da bé mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng trẻ hay nổi mụn nước, bạn cần lưu ý những điểm sau đây:
 
+ Chú ý đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ
 
- Bạn hãy nhớ tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn có thể tích tụ trên da sinh ra mụn nước. Trường hợp trẻ đã nổi mụn nước, vẫn vệ sinh hàng ngày và thao tác nhẹ nhàng để tránh làm chúng vỡ ra. 
 
Cách phòng tránh nổi mụn nước ở trẻ em
Cách phòng tránh nổi mụn nước ở trẻ em
 
- Cho trẻ rửa tay sạch sẽ sau khi chơi và trước khi ăn. Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cả ở nhà và trường học.
 
+ Không nên ủ ấm quá kỹ cho trẻ
 
- Nhất là vào mùa hè, bạn nên sử dụng các loại áo quần thông thoáng cho trẻ để tránh việc bít tắc mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có môi trường sinh sôi và phát triển.
 
+ Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
 
- Việc trẻ thiếu chất, yếu cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây ra mụn nước. Vì vậy, bạn nên cho bé bú nhiều sữa mẹ trong 6 tháng đầu để nâng cao sức đề kháng.
 
- Đối với các bé hơn 2 tuổi thì nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ khỏe mạnh hơn.
 
- Tình trạng da nổi mụn nước ở trẻ có thể nghiêm trọng nếu các bậc phụ huynh không có hướng xử lý phù hợp. Vì vậy, đừng lơ là mà hãy quan sát và bảo vệ bé trước những tác nhân từ bên ngoài gây ảnh hưởng có hại đến làn da và sức khỏe. 
0989.103.202
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG